Nghi vấn Đốc binh Vàng

Tra sử liệu, thì thấy sự nghiệp của tướng Trần Văn Năng đúng như lời kể ở phần đầu. Còn phần kể về tướng Trần Ngọc, thì không thấy chép trong chính sử mà chỉ thấy có trong sách Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long[2], do Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ tổ chức đi điền dã và biên soạn.

Một nghi vấn khác, đó là sử nhà Nguyễn cũng như sử địa phương không thấy nói đến việc quân Xiêm xâm lấn nước Việt vào năm 1837, mà chỉ thấy ghi trong bài viết trên và trong hai sách sau đây:

Đốc binh Vàng là một vị anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc. Năm 1837, ông có công đánh tan giặc XiêmMiên đóng hai bên bờ gần chỗ này, rồi tử trận. Triều đình nhớ công, phong làm phúc thần và dân làng cất dinh này để thờ Đốc binh Vàng. Nay người ta lại lấy tên ông đặt tên con rạch, tức rạch Đốc Vàng thượng, rạch Đốc Vàng hạ ở đây...[3].Cù Hu, tên vùng đất thuộc làng Tân Thành, tỉnh An Giang (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Nơi đây năm 1837 có xảy ra trận giao tranh dữ dội giữa binh nhà Nguyễn với binh Xiêm liên hiệp, trong trận ta thắng nhưng hai tướng tử trận, đó là Đốc Binh Vàng, có tên ghi vào kinh Đốc Vàng, và Chưởng binh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (ở đây ông Sển nhớ lầm, vì ông Cảnh mất năm 1700)...[4]

Một điều khó hiểu nữa là, cùng một trang website (Cổng thông tin Đồng Tháp) mà Đốc Binh Vàng, lại là hai ông khác nhau (đã lược thuật ở trên). Vậy ai mới thật là Đốc Binh Vàng ở Dinh Ông Đốc Vàng, cần phải đợi các nhà nghiên cứu vào cuộc.